Hình thức triển khai thực hiện mô hình:
- Định kỳ hằng tháng, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chọn 01 ngày hoặc 01 buổi để tổ chức cuộc họp tại 01 ấp, khóm hoặc 01 chi bộ cơ quan –ngành, làm xoay vòng hết tất cả các ấp, khóm, cơ quan được chọn làm điểm của xã, phường, thị trấn (mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn 02 địa phương gồm 01 xã và 01 thị trấn/phường làm điểm để xây dựng và thực hiện mô hình. Tại các xã, phường, thị trấn chọn làm điểm, chỉ đạo thực hiện mô hình ở tất cả ấp, khóm, chi bộ ngành hoặc một số ấp, khóm, chi bộ, nhưng không ít hơn 50% so với tổng số ấp, khóm, chi bộ).
- Đảng ủy xã, phường, thị trấn (được chọn làm điểm) chỉ đạo, phối hợp tổ chức các cuộc họp với cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên quần chúng, nhân dân thuộc chi bộ cơ quan - ngành (xã, phường, thị trấn), ấp, khóm để đánh giá, nắm tình hình; chỉ đạo, phối hợp phát huy ưu điểm đồng thời giải quyết, xử lý, kịp thời các hạn chế, khuyết điểm, vấn đề phát sinh từ thực tiễn qua quá trình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đảng và hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh.
- Cuộc họp được tổ chức tại chi bộ, ấp, khóm, không phô trương, hình thức; đảm bảo tính đối thoại, dân chủ, phát huy được tài dân, sức dân.
- Các đồng chí đại diện Thường trực cấp ủy, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện tham gia ý kiến, giải thích, làm rõ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền của xã, phường, thị trấn; hoặc chỉ đạo, định hướng xã, phường, thị trấn giải quyết, phối hợp giải quyết; đồng thời thông tin, phổ biến các chủ trương, chính sách mới cho người dân biết để thực hiện.
- Sau khi lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, xử lý hoặc phối hợp giải quyết xong vấn đề thì Đảng ủy hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo trả lời bằng văn bản cho ấp, khóm, đơn vị tổ chức cuộc họp và người phản ánh, kiến nghị, đề xuất biết đối với những vấn đề thiết thực và có giá trị (trường họp giải quyết chậm so với cam kết đã hứa thì cũng phải thông tin cho người phản ánh, kiến nghị, đề xuất biết), thể hiện trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, củng cố niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.
Trong tổ chức thức hiện, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu:
- Ban Thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy: Thường xuyên theo dõi, đôn đốc công tác triển khai thực hiện mô hình nghiêm túc, đảm bảo thực chất; định kỳ 6 tháng, năm (trong tháng 11) báo cáo kết quả thực hiện mô hình về Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) nắm, uốn nắn chỉ đạo.
- Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên, hội viên phát huy vai trò, tích cực tham gia hưởng ứng và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai, tổ chức thực hiện mô hình “Phát huy tài dân, sức dân - lợi cho dân” tại địa phương; nắm bắt dư luận của đoàn viên, hội viên, nhân dân về đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình của cấp ủy, chính quyền cơ sở, nhất là ở những nơi làm điểm thực hiện mô hình…
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Theo dõi, định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện mô hình; báo cáo hiệu quả thực hiện mô hình và đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo nhân rộng, thực hiện mô hình (sau 01 năm thực hiện điểm); chỉ đạo, hướng dẫn phổ biến, tuyên truyền thực hiện mô hình…